Dịch thuật công chứng tư pháp có giá trị pháp lý cao nhất theo quy định của Pháp Luật Việt Nam hiện hành. Thông thường, các bản sao tờ khai, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp, hộ khẩu…Khi mang dịch thuật tiếng Anh (Hoặc ngôn ngữ khác) đều cần công chứng để hợp pháp hóa.
Vậy có phải trường hợp nào cũng cần công chứng tư pháp? Quy trình như thế nào? Quan trọng hơn, bạn cần đến đâu để hoàn tất thủ tục?
Nhật Hoàng Khang sẽ giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây:
1. Dịch thuật công chứng tư pháp là gì?
– Đây là dịch vụ phiên dịch tài liệu, giấy tờ, hồ sơ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại (theo yêu cầu của khách hàng), tài liệu sau khi dịch hoàn tất sẽ được đóng dấu của Sở Tư Pháp hoặc phòng công chứng trực thuộc sở tư pháp, xác nhận nội dung chính xác so với bản gốc.
Trên bản dịch được công chứng tư pháp luôn có:
- Con dấu và chữ ký xác nhận của Sở Tư Pháp.
- Cam kết bản dịch chính xác của phiên dịch viên.
- Chữ ký của phiên dịch viên.
– Cần phân biệt công chứng tư pháp với chứng thực bản dịch của công ty dịch thuật thông thường. Dịch thuật công chứng tư pháp luôn có giá trị pháp lý cao hơn.
– Thông thường, khi cần dịch thuật công chứng Tư Pháp, bạn nên đến thẳng các phòng công chứng thuộc Sở Tư Pháp.
2. Quy trình công chứng tư pháp tài liệu
Quy trình công chứng tư pháp:
- B1: Gửi hình ảnh hoặc file scan pdf của tài liệu để nhân viên kiểm tra tính hợp pháp theo quy định Pháp Luật.
- B2: Gửi tài liệu cần phiên dịch đến Nhật Hoàng Khang qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại văn phòng công ty.
- B3: Nhân viên sẽ tiếp nhận tài liệu.
- B4: Hẹn ngày trả kết quả, sau đó nhân viên của Nhật Hoàng Khang sẽ bắt đầu dịch thuật.
- B5: Nhân viên ký tên, xác nhận bản dịch là chính xác với bản gốc.
- B6: Tài liệu được đóng dấu xác nhận của Sở Tư Pháp, Phòng công chứng trực thuộc.
- B7: Trả kết quả theo lịch hẹn.
Đến với Nhật Hoàng Khang bạn sẽ không phải chờ đợi, đảm bảo thời gian xử lý bản dịch nhanh hơn, quy trình được rút ngắn hơn so với nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư Pháp, tránh được tình trạng đem hồ sơ lên Sở Tư Pháp nhưng bị trả do hồ sơ chưa hợp lệ.
3. Bạn có thể tự dịch tài liệu và mang đi công chứng không?
Không. Chỉ những phiên dịch viên có bằng đại học hoặc văn bằng cao hơn kèm chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ và có chứng thực chữ ký tại Sở Tư Pháp mới có đủ điều kiện để dịch và ký tên lên văn bản.
Trong đa số trường hợp, dịch thuật công chứng tư pháp cần thông qua các phiên dịch viên có cộng tác với Sở Tư Pháp (Danh sách được công khai tại Sở)
4. Trường hợp cần công chứng tư pháp
- Các hồ sơ, giấy tờ của người nước ngoài sau khi đã hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng tại Việt Nam.
- Dịch thuật lý lịch tư pháp.
- Dịch thuật học bạ, văn bằng sang tiếng nước ngoài.
- Các hồ sơ, giấy tờ để du lịch, định cư nước ngoài.
- Các hợp đồng, giao dịch…
Riêng đối với trường hợp công chứng bản sao hộ khẩu, thẻ căn cước, bằng lái xe…Thì bạn chỉ cần con dấu của phòng công chứng quận, huyện là đủ, không cần công chứng tư pháp.
Nếu không đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lương về quy trình, thủ tục Dịch tư pháp hoặc không có thời gian để thực hiện các thủ tục này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ Dịch tư pháp của Nhật Hoàng Khang bằng cách liên hệ hotline: 0975.157.358 (Mr.Hoàng)– 0967.837.010 (Ms.Duyên) để hạn chế tối đa sai sót.